PHONG CÁCH ART NOUVEAU: VẺ ĐẸP KỲ ẢO TỰA CỔ TÍCH

Tái hiện một thế giới thần tiên tựa cổ tích giữa đời thực, không gian phong cách Art Nouveau độc đáo trong mọi chi tiết bài trí. Từ kết cấu, họa tiết cách điệu cho đến đường nét uốn lượn cầu kỳ, vòng cung tinh xảo. Du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, Art Nouveau để lại nhiều kiến trúc có giá trị. Để hiểu rõ hơn về phong cách này, hãy cùng Nội thất CNC khám phá nhé!

Nét đẹp cổ kính và lộng lẫy của Art Nouveau.

1. Phong cách Art Nouveau là gì?

Thuật ngữ Art Nouveau

Tuy tồn tại vỏn vẹn từ 1880-1910, phong cách Art Nouveau vẫn cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Biểu hiện là hàng loạt những “bản thể” tại nhiều quốc gia Âu – Mỹ sau mỗi lần “ghé thăm”. Điển hình như “Nghệ thuật Mới” trong tiếng Pháp trở thành “Nghệ thuật Trẻ” – Jugendstil trong tiếng Đức, hay Stile Liberty của Ý, Glasgow ở Scotland, Modern tại Nga và Modernisme xứ Tây Ban Nha.

Phong cách “Nghệ thuật Mới” ra đời ở Pháp.

Trước bối cảnh thế chiến lần thứ I, Art Noveau giải phóng tâm thức con người khỏi mọi giáo điều cứng nhắc của chủ nghĩa Kinh viện. Phủ rộng trên mọi lĩnh vực cho nhu cầu thẩm mỹ, phong cách này đưa con người đến gần hơn với nghệ thuật và tự nhiên.

Phong cách Art Nouveau tự do trong cách bày trí.

Sự vận động theo dòng lịch sử của Art Nouveau

Có thể nói, Art Nouveau ra đời nhằm phản ứng lại cuộc Cách mạng Công nghiệp, cụ thể sau này là Chiến tranh Thế giới lần thứ I (1914 – 1918).

Art Nouveau chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nghệ thuật biểu trưng Celtic. Đồng thời, có tiền thân là phong cách Art & Craft thịnh hành tại Anh những năm 1890 đến khi thế chiến I kết thúc.

Phong cách Art Nouveau ảnh hưởng sâu sắc từ Celtic và Art & Craft.

Với sứ mệnh đập tan mọi lề lối cổ hủ và gò bó, Art Nouveau tôn vinh sự tự do. Nét cá tính còn thể hiện qua chủ đề độc đáo, pha chút hư ảo. Cụ thể là các yếu tố kì quái, thần tiên, kinh dị hay kể cả cái chết.

Không gian luôn ẩn chứa một câu chuyện thú vị.

Art Nouveau được nhận định như một cây cầu chủ chốt, giúp kết nối phong cách tân cổ điển với hiện đại. Thế nhưng đến năm 1920, phong cách này phải nhường chỗ cho “đàn em” là Art Deco lên ngôi.

Là bước đệm cho sự xuất hiện của Art Deco sau này.

2. Bản giao hưởng màu sắc nhẹ nhàng mang tên Art Nouveau

Một không gian đẹp là khi biết cân đối, dung hòa và thống nhất từ màu sắc đến kiểu dáng nội thất.

Với một Art Nouveau phóng khoáng và cầu kỳ trong đường nét thì các gam màu lại có phần “lép vế” hơn. Xoay quanh những tone nhẹ nhàng và gần gũi, bảng màu gợi nhớ đến các sắc thái của tự nhiên. Ví dụ như: nâu, vàng mù tạt, xanh lá cây, xanh lam, tím hoa cà,…

phong cách Art Nouveau chuộng những tone màu nhã, gần với tự nhiên.

Để tạo bước đệm hoàn hảo, trần và tường màu trung tính (trắng, xám) hoặc tone đất sáng (beige, nâu). Sân khấu đã được chuẩn bị sẵn sàng cho màn biểu diễn hoành tráng. Là trung tâm của sự chú ý, đồ nội thất khoác lên mình bộ cánh điểm xuyết sắc vàng và bạc sang trọng.

Chọn nền trung tính cho tường và trần nhà.

Nếu vẫn cảm thấy đơn điệu, hãy tăng thêm chiều sâu cho không gian bằng các màu uyển chuyển như tím, hồng hay xanh nhạt.

Nhấn nhá chút màu tươi tắn cho không gian.

3. Vật dụng phong cách Art Nouveau

Đường nét: đường cong bất cân xứng độc đáo

Tuyệt tác nghệ thuật Art Nouveau cấu thành từ hình học góc cạnh, hòa quyện cùng nét cong hữu cơ. Sự cộng hưởng đầy tinh tế này đã tạo nên một không gian biến hóa không giới hạn.

Hòa quyện đường cong hữu cơ cùng hình học thú vị.

Kiểu dáng asymetrical (hay bất đối xứng) lượn sóng mềm mại tạo nên một không gian ấn tượng, sống động.

Phong cách Art Nouveau bài trí bất đối xứng phổ biến.

Họa tiết: chứa đựng cái hồn của tự nhiên

Chưa một phong cách nào đủ tài tình như Art Nouveau để mô phỏng trọn vẹn sắc thái của thiên nhiên qua họa tiết trang trí. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo dáng hình của hoa, lá, chồi và rễ đã truyền tải xuất sắc cái thần của tự nhiên.

phong cách Art Nouveau cùng họa tiết hoa lá ấn tượng.

Không hề bị giới hạn về chủ đề hay bố cục, các họa tiết uốn lượn hoa mỹ, bất cân xứng nhưng hài hòa đến lạ. Những hình ảnh như cây cỏ, hoa lá hay tiên nữ được khắc họa bằng đường parabol, hình bán nguyệt hay vòng cung cách điệu.

Muôn màu muôn vẻ với hình ảnh cách điệu hoa lá.

Đọc thêm: Art Nouveau Interior Design With Its Style, Decor And Colors

Đồ nội thất phong cách Art Nouveau

Không ngoa khi nói Art Nouveau là phong cách mà thẩm mỹ đi trước công năng bởi lối thiết kế phức tạp và trau chuốt. Để tạo nên diện mạo ánh kim hút mắt, đồ nội thất được dát vàng hoặc bạc lộng lẫy.

Tỉ mỉ trong từng đường nét.

Đặc biệt, với đèn bàn chụp thủy tinh Tiffany hay đồ kim hoàn sẽ tỏa ra thứ ánh sáng đa sắc màu, huyền ảo.

Đèn Tiffany đặc trưng.

Vật liệu phong cách Art Nouveau: sự xa hoa tạo nên đẳng cấp

Song hành với sự hoành tráng về nội thất thì nguồn gốc chất liệu cũng xa hoa không kém. Phong phú, đắt đỏ như gỗ quý, đá cẩm thạch, lông thú kết hợp kim loại bạc, thiếc hiện đại.

Phong cách Art Nouveau sử dụng vật liệu quý.

Nhằm tôn lên kiểu dáng uốn lượn duy mỹ, các chất liệu phát sáng được nhấn nhá vừa phải. Không gian Art Nouveau ưa chuộng vật phẩm làm từ kim loại rèn hiện đại, bền bỉ qua năm tháng.

Mảng tường trang trí bởi mặt gương lấp lánh.

4. Ứng dụng Art Nouveau tại Việt Nam

Đặt chân đến Hà Nội – thủ đô nghìn năm lịch sử, bạn dễ dàng chứng kiến các công trình xây dựng lâu đời. Trong đó, phải nhắc đến Art Nouveau thấp thoáng trong các chi tiết trang trí kiến trúc khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

Phong cách Art Nouveau cập bến Việt Nam thời Pháp thuộc.

Các tòa nhà này tương đối phong phú về quy mô và chức năng, từ hành chính, văn hóa, thương mại đến biệt thự 2-3 tầng. Art Nouveau thường xuyên góp mặt trong các kiến trúc kiểu Tân cổ điển. Đôi khi là những công trình Art Deco góp mặt hay “đơn phương độc mã” đứng riêng một mình.

Dinh thống sứ Bắc Kỳ, tức Nhà khách chính phủ ngày nay.

Một số kiến trúc tiêu biểu tại Hà Nội mang hình hài Art Nouveau. Ví dụ như: nhà hát thành phố (1911), trụ sở báo l’Avenir du Tonkin (1893), Dinh Thống sứ Bắc Kỳ (1917) và trụ sở Ngân hàng Pháp – Hoa đầu (đầu 1930).

Tòa soạn báo Hà Nội Mới, xưa là trụ sở báo l’Avenir du Tonkin.

5. Sự giao thoa giữa đặc trưng bản địa với phong cách Art Nouveau

“Nhập gia tùy tục”. Bất kỳ phong cách nào khi “gõ cửa” một quốc gia cũng ít nhiều chịu sự biến hóa cho phù hợp với văn hóa bản địa. Art Nouveau cũng không phải ngoại lệ.

Họa tiết con rồng đặc trưng của Việt Nam trên nền phong cách Art Nouveau.

Các chi tiết hoa lá kiểu Âu dần có sự hòa trộn họa tiết, hoa văn truyền thống Việt Nam. Sự cộng hưởng thú vị này tạo nên một không gian đa văn hóa nhưng vẫn đậm chất Việt Nam.

Kết hợp hoa văn Việt và trên cùng một vòm cửa.

Phô bày một vẻ đẹp kỳ ảo, phong cách Art Nouveau ẩn chứa sự táo bạo, bay bổng được tạo tác từ thiên nhiên. Lối bày trí lộng lẫy như bước ra từ những câu chuyển cổ đã khéo léo chinh phục những ai si mê cái đẹp. Thông qua bài viết này, Nội thất CNC hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Art Nouveau. Đồng thời, được truyền thêm cảm hứng để tiếp tục sáng tạo.

Xem thêm: PHONG CÁCH MID CENTURY: TUYỆT TÁC CẬN HIỆN ĐẠI HƯỚNG VỀ TỰ NHIÊN.